Lịch trình du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm cập nhật mới nhất - Megabus.vn | Hệ thống đặt vé xe Limousine và xe giường nằm cao cấp | 1900 6772

Lịch trình du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm cập nhật mới nhất

đến ngày

Megabus - Hệ thống đặt xe Limousine và Xe Giường Nằm cao cấp Toàn Quốc

Hôm nay

LỊCH TRÌNH DU LỊCH HÀ GIANG 2 NGÀY 1 ĐÊM CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

  • Lịch trình tour đi qua điểm đến nào, có điều gì thú vị?
  • Chất lượng và giá thành tour ra sao?
  • Phương tiện, chỗ ăn, ở thế nào…

Megabus.vn sẽ review cho bạn chuyến đi Hà Giang 2N1Đ :

Lịch trình tour ghép Hà Giang 2 ngày 1 đêm từ Hà Nội

Ngày 1: Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Đồng Văn

Đêm 1: đi xe khách từ Hà Nội lên Hà Giang

Lịch trình du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm – Từ Hà Nội lên Hà Giang vào khoảng 300km, mất khoảng 6 tiếng chạy xe. Vì thế lựa chọn xe đêm là hợp lý nhất dành cho những bạn không có nhiều quỹ thời gian để đi chơi. Xe đêm xuất bến khoảng 20h tại bến xe Mỹ Đình có dừng nghỉ tại trạm ở Tuyên Quang cho quý khách ăn đêm cũng như vệ sinh cá nhân; xe lên Hà Giang vào khoảng 4h sáng, bạn có thể ngủ trên xe tới 6h sáng và tiếp tục hành trình du lịch Hà Giang.

Combo du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm – Tại bến xe Mỹ Đình có rất nhiều hãng xe khách có chất lượng cao như : Quang Nghị, Quang Tuyến, Hải Vân, Cầu Mè. Lưu ý, bạn nên đặt vé trước để giữ cho mình những giường ưng ý.

Hotline đặt vé đi Hà Giang: 1900 6772

Các hãng xe Hà Giang sẽ xuất bến lúc 20h00 tại Bến xe Mỹ Đình, vì thế bạn cần đặt vé và ra trước 30 phút giờ xe chạy nhé!

Hãng xe bus Cầu Mè, Quang Nghị là số 1 ở Hà Giang về chất lượng! Đủ khách là chạy, không nhồi nhét, xe đi nhanh, êm như ru, chất lượng hết ý!

Mẹo du lịch: Hiện tại để đi từ Hà Nội đến Hà Giang bạn chỉ có thể đi đường bộ bằng xe khách giường nằm hoặc xe limousine (16 chỗ ghế ngồi) nên phương án tối ưu nhất là đi xe giường nằm bạn nhé!

Dành cho các bạn ở miền Nam: khi bay ra Hà Nội, các bạn có thể book xe đón tại ngã 3 Kim Anh (đường vào đường cao tốc đi Hà Giang) cách sân bay Nội Bài khoảng 2km, như thế sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn không cần phải di chuyển vào bến xe Mỹ Đình (cách sân bay ~25km) nếu không có ý định ở lại Hà Nội chơi.

Với các đoàn đông các bạn có thể book trực tiếp với công ty, sẽ có xe đón bạn từ sân bay Nội Bài hoặc trung tâm Hà Nội đi Hà Giang.

Tuy nhiên sẽ phát sinh thêm chi phí, tùy vào số lượng người, bạn gọi cho hotline 1900 6772 để đặt vé nhé!

Khoảng 4h – 5h sáng xe lên đến thành phố Hà Giang. Bạn có thể ngủ trên xe tới 6h sáng rồi đặt phòng hoặc đặt tour tại 084 665 6650 (Ms. Hoa) sau đấy nhận phòng nghỉ để vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi.

Cung đường Hạnh Phúc trên trập trùng núi đá Hà Giang

Ăn sáng xong,bạn nên đi qua cầu Gạc Đì, điểm đầu tiên của con đường Hạnh Phúc – con đường di sản của Việt Nam! Đây cũng là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam. Dài 185km, bắt đầu từ thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và kết thúc ở thị trấn Mèo Vạc.

Những km đầu tiên trên con đường Hạnh Phúc

Theo lời kể của Tâm, xưa kia vùng đất Hà Giang hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài vì bốn bề vây quanh bởi núi đá. Cuộc sống người dân ở bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc gặp muôn vàn khó khăn: điều kiện sống khắc nghiệt, đến đây sẽ thấy, khắp cao nguyên đá Đồng Văn chỉ toàn núi đá, người đồng bào sinh ra trên núi đá, sống dựa vào núi đá, chết nằm trên nương đá.

Mùa đông lạnh thấu xương, mùa hạ nước tưới tiêu khan hiếm, chỉ có cây ngô mới mọc được ở trên những dãy núi cao này. Xưa kia nơi đây từng là một trong những vựa thuốc phiện lớn nhất Đông Dương, long hổ tranh giành quyền lực, thổ phỉ hoành hành, thế lực chống phá từ Trung Quốc…vv người dân chịu biết bao khổ cực.

Sở dĩ nó được gọi với cái tên là “con đường Hạnh phúc” bởi đây là thành quả của sự hy sinh cả máu và hoa, là truyền thống sức mạnh và đoàn kết của thanh niên 16 dân tộc. Hơn 1.300 thanh niên xung phong và hơn 1.000 nhân công, họ làm việc bằng những công cụ hết sức thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, là xà beng, búa tạ,… trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn lương thực, nước uống và cả kiểu khí hậu khắc nghiệt của vùng cao (khi thì quá nóng khi thì quá lạnh).

Thế nhưng, họ đã vượt qua tất cả, với bàn tay và khối óc của hàng nghìn người đã mở ra con đường góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc, cho đồng bào nơi đây. Đây có thể coi là một kỳ tích mà khi đến du lịch Hà Giang ai cũng phải cảm phục.

Qua dốc Bắc Sum đến cổng trời Quản Bạ

Hình ảnh cổng trời còn gắn liền với cuộc sống của người dân tộc thiểu số nơi đây. Đi qua cổng trời bạn có thể vào tham quan trải nghiệm khám phá những nét đặc trưng tiêu biểu cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạn sẽ nhận thấy đó là một cuộc sống bình yên, giản dị giữa núi rừng thiên nhiên không có ồn ào tấp nập, khói bụi của thành thị.

Con dốc dài đầu tiên là dốc Bắc Sum – một trong những con dốc rất nổi tiếng ở Hà Giang. Thanh niên xung phong mở đường ngày xưa có câu “Dốc Bắc Sum – Hùm Cán Tỷ – Phỉ Đồng Văn”. Con dốc này dài 7km, nổi tiếng quanh co và… có nhiều muỗi. Cảnh nhìn từ trên xuống tuyệt đẹp! Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp những biển mây trắng ở đây.

Đứng ở cổng trời Quản Bạ nhìn xuống phía dưới là thung lũng mênh mông đồi núi nhấp nhô. Bọn mình mua một đĩa hồng không hạt đặc sản Hà Giang rồi chia nhau ăn. Tới Cổng Trời thoáng đáng tỉnh lại liền.

Núi đôi Cô Tiên

Rời cổng trời, cả đoàn đi xuống điểm ngắm toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao để chiêm ngưỡng một tuyệt tác từ thiên nhiên: núi đôi Cô Tiên (hay còn gọi là núi đôi Quản Bạ).

Núi đôi Quản Bạ còn gắn liền với nhiều truyền thuyết được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ đồng bào. Trong rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, đồng bào nơi đây vẫn thương kể nhau nghe về một truyền thuyết phổ biến và cảm động: Ngày xưa nơi đây có một anh chàng H’mong đẹp trai, tài giỏi và đặc biệt là thổi kèn môi rất hay. Anh thổi bài hát nào cũng làm cho người nghe liên tưởng đến tiếng chim hót, tiếng suối chảy vang xa và nó đã làm rung động tới nàng Hoa Đào – một nàng tiên xinh đẹp nhất trong tiên giới. Nàng đã tìm cách trốn xuống hạ giới và đã kết hôn cùng với chàng trai. Sau một năm bên nhau, nàng đã hạ sinh được 1 bé trai kháu khỉnh và đáng yêu. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của 2 người đã bị chia rẽ bởi Ngọc Hoàng đã sai người bắt nàng về lại thiên đình để chịu tội. Thương xót cho đứa con bé bỏng mới chào đời, nàng đã đê lại bầu ngực của mình nơi hạ giới để cho con bú. Chính nó đã nuôi đứa bé lớn khôn và bầu ngực của nàng sau này đã hóa thành hai quả núi nằm tại thung lũng Quản Bạ.

Núi đôi Quản Bạ.

Rừng thông Yên Minh

Rừng thông Yên Minh nép mình, phủ xanh kín của một góc trời Hà Giang. Cách thành phố Hà Giang về phía Đông Bắc khoảng 100km, men theo quốc lộ 4C Cán Tỷ chạy qua 3 xã Bạch Đích, Na Khê và Lao Và Chải là có thể đến với rừng thông Yên Minh. Chỉ cần đến được Na Khê, du khách đi tour Hà Giang từ Hà Nội có thể đắm chìm vào xứ sở ngự trị bởi loài thông. Là những hàng thông xanh thẳng tắp, là những tán lá kim xanh mượt, là những ngọn thông vươn tới tận trời xanh,… đâu đâu cũng là bạt ngàn sắc xanh thông rừng.

Cảnh trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh trên con đường mới mở, tiết kiệm đc 22km, cảnh siêu đẹp!

Cao nguyên đá Đồng Văn

Đi một quãng đường xa và nguy hiểm nhưng bạn sẽ cảm thấy tất cả những mệt mỏi sẽ tan biến hết khi dừng chân tại cao nguyên đá Đồng Văn này. Toàn bộ cao nguyên bao phủ bởi những phiến đá lô nhô màu xám ngắt. Tuy nhiên mẹ thiên nhiên đã sắp xếp chúng một cách hoàn hảo để tạo ra một bức tranh hoàn hảo khiến lòng người mê đắm.

 

Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ có tuyệt tác nghệ thuật từ đá mà xen lẫn giữa màu xám ngắt của đá còn có rất nhiều màu sắc khác do con người tạo ra. Đó là màu trắng muốt của hoa mận, hoa ban mỗi độ xuân về. Hay màu vàng rực của hoa cải phủ khắp sườn đồi. Ngắm nhìn màu xanh non của cây rừng, của những nương ngô, nương lúa xen lẫn với màu vàng của nắng mỗi khi hè sang. Hay màu vàng ruộm của những thửa ruộng bậc thang khi mùa lúa chín. Và chắc chắn cũng không thể nào quên được sắc hoa tim tím mỗi khi đến tháng 10, tháng 11 của Hoa tam giác mạch trải dài khắp sườn đồi.


Hoa tam giác mạch nở xen đá trên cao nguyên đá Đồng Văn

Và tất nhiên cũng không thể quên được vẻ đẹp dung dị của những ngôi nhà đơn sơ trên cao nguyên đá này. Mỗi ngôi nhà nơi đây đều được bảo vệ bởi một hàng rào đá bên ngoài. Những phiến đá lô nhô nhiều hình dạng, kích thước trên cao nguyên đá kia lại có thể trở thành một hàng rào vững chắc. Điều này chỉ có thể tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người đàn ông người Mông. Người dân ở đây quan niệm nếu nhà nào có một hàng rào đá càng đẹp, càng cao thì chứng minh rằng trong nhà đó có một người đàn ông trụ cột tuyệt vời. Và để có một hàng rào đá đẹp thì người đàn ông trong gia đình phải đi kiếm đá, xẻ đá, mài đá và xếp thật cẩn thận làm sao không dùng một chất kết dính nào.


Hàng rào đá và những ngôi nhà trình tường ở Đồng Văn

Lưu ý cho các bạn lần đầu tới Đồng Văn: Không nên cho tiền & kẹo cho trẻ em đâu nhé.

Nhà của Pao, tiếng khèn và những chàng trai Mông

Đến Đồng Văn, các bạn nhớ ghé thăm nhà của Pao nhé,

Chủ ngôi nhà này là ông Mua Súa Páo. Vốn dĩ là một gia tộc thuộc hàng “danh gia vọng tộc” của người Mông ở Sủng Là nên ngôi nhà có lối kiến trúc độc. Tất cả các nguyên liệu được lấy, 100% thủ công, sản xuất tại chỗ. Cổng nhà của Pao được làm bằng chất liệu gỗ, chân cột và tường rào làm bằng đá, mái ngói âm dương phủ kín theo thời gian. Khung cảnh nơi đây làm cho bạn có cảm giác như lạc vào những ngôi làng thường thấy ở các bộ phim xứ Hàn.

Cây cột nhà có trang trí họa tiết cây hoa anh túc trong nhà của Pao

Mình vào nhà chào bác Già (hay Giàng), hai bác cháu nhận ra nhau bắt tay, uống rượu. Lúc đấy tiếng khèn của Dính vừa ngân lên trong gian phòng khách nhỏ. Tiếng khèn Dính hay quá, mình động viên bác Giàng thổi, bác già rồi, uống nhiều rượu, năm mấy mà nhìn như sáu mấy, bảy mấy, bác thổi không ra hơi, thế là đi lôi xềnh xệch cậu con trai mới học cấp hai về bắt thổi khèn cho mọi người nghe.

Bác Giàng đang chơi khèn cho mọi người nghe. Quý lắm một người đàn ông Mông mới chơi khèn cho bạn nghe đấy nhé!
Nhà của Pao là kiểu nhà trình tường (nhà đất) đặc trưng ở vùng cao nguyên đá Hà Giang. (Ảnh: du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm)

Cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ Việt Nam

Điểm đến kế tiếp khi đến Đồng Văn là cột cờ Lũng Cú.

Có lẽ không một du khách nào đến Hà Giang mà không ghé thăm cột cờ Lũng Cú. Từ cột cờ này đến cực Bắc của Tổ Quốc còn khoảng 2km tuy nhiên trong tiềm thức của người Việt từ trước đến nay thì đây vẫn là một biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu.

Cột cờ có độ cao là 1470m so với mực nước biển thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ thành phố Hà Giang du khách tour Hà Giang sẽ phải trải qua chặng đường gần 200km đường núi hiểm trở mới đến được nơi đây. Đây là một trong số những cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng. Và tên của dãy núi cũng gắn liền với rất nhiều truyền thuyết được nhiều người dân ngày nay kể lại. Lũng Cú theo tiếng H’mông có nghĩa là Long Cư là đất thiêng nơi rồng cư ngụ.

 

Ngày 2: Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Yên Minh – Hà Giang

Dậy sớm, ngắm Đồng Văn từ trên cao

Sẽ là thiếu xót nếu bạn không được ngắm cảnh Đồng Văn vào buổi sớm tinh mơ, mình khuyên các bạn nên dậy vào lúc 5h30-6h, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của Đồng Văn – lưu luyến không muốn về

Cả nhóm dậy sớm đi bộ lên Đồn Cao ngắm toàn cảnh thị trấn Đồng Văn

Cảnh ở trên Đồn Cao nhìn xuống thị trấn đẹp mê ly! Đúng là Hà Giang, góc nào cũng đẹp. Đường lên đây trải bê tông, có bậc thang, đi bộ chừng 15-20 phút lên đến nơi.

Ăn bánh cuốn trứng

Bánh cuốn phổ cổ Đồng Văn khác với bánh cuốn dưới xuôi là chấm với nước xương hầm chứ không chấm mắm. Ăn vị nhạt hơn chấm mắm, món ăn này mang đậm màu sắc của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Món bánh cuốn trứng chấm nước xương hầm và giò là cách ăn phổ biến ở vùng Đông Bắc. Nếu không ăn hành bạn có thể dặn chủ quán không cho hành vào nước chấm nhé! Hoặc bạn cũng có thể ăn với mắm!

Chiêm ngưỡng đèo Mã Pì Lèng

Ăn sáng xong, bạn có thể đi thuê xe máy hoặc đặt tour trọn gói Hà Nội Hà Giang 2 ngày 1 đêm Ms Hoa 084 665 6650 để tới đèo Mã Pí Lèng – một trong những con đèo đẹp nhất Việt Nam. Đến Hà Giang lần nào cũng phải đi qua đây, đứng ngẩn người ngắm những tạo tác tuyệt vời từ thiên nhiên. Hoang sơ và hùng vỹ!

 

Một góc đèo Mã Pí Lèng, phía tay trái là vực hẻm Tu Sản, ngọn núi chính giữa là xã biên giới Thượng Phùng – Sín Cái thuộc địa phận Việt Nam bạn nhé!

Từ 2019 tour có thêm trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế rồi các bạn nhé!

Chi phí cho tour này là: 2.500.000VNĐ/người

Chợ phiên Sà Phìn

Rời đèo Mã Pì Lèng, HDV sẽ dẫn bạn đi chợ phiên Sà Phìn.

Chợ phiên vùng cao họp một tuần một lần, thường vào thứ 7 hoặc Chủ Nhật, riêng chợ Sà Phìn (cùng một số chợ khác) họp lùi, hôm nay thứ 6, tuần sau thứ 5, cứ thế lùi. Nên may mắn lắm mới gặp chợ.

Chợ vùng cao là một nét đẹp văn hóa ở cao nguyên đá, chợ là nơi bà con mang nông sản tới trao đổi, sau một tuần lao động vất vả, phụ nữ đàn ông diện bộ quần áo đẹp nhất đi chợ, gặp nhau uống chén rượu, ăn bát phở, mua cái quốc, cái liềm, hạt giống…vv Bạn sẽ thấy chợ phiên như một ngày lễ, ngày mọi người dành để nghỉ ngơi, ở vùng nông thôn dưới xuôi còn một số nơi vẫn giữ được chợ phiên.

 

tour hà giang 3 ngày 2 đêm
.

Ăn trưa tại Yên Minh

Buổi trưa cả đoàn dừng chân ở Yên Minh, ăn bữa trưa ngon tuyệt. Vẫn là những món ăn đặc sản ở vùng cao quen thuộc. Yên tâm là sạch và rất ngon!

Dừng chân ở khúc cua hình móng ngựa ở rừng thông Yên Minh.

Làng dệt vải lanh Lùng Tám

Điểm tham quan cuối cùng là một trong những điểm nhấn về văn hóa trong suốt hành trình: làng dệt vải lanh Lùng Tám. Phụ nữ Mông không biết trồng lanh, dệt vải thì chưa phải phụ nữ Mông thực thụ!

Xưa kia quần áo người Mông được làm hoàn toàn từ vải lanh, nhưng do công nghệ phát triển, quần áo sản xuất công nghiệp nên người Mông ở Hà Giang không còn dệt lanh nhiều như trước nữa – hợp tác xã ở Lùng Tám đang làm công việc bảo tồn và phát triển nghề dệt lanh thủ công truyền thống. Đối với những người yêu văn hóa, thích những sản phẩm tự nhiên sẽ rất ấn tượng với điểm tham quan này. Đặc biệt là khách nước ngoài, vì càng ở nước phát triển người ta càng trân quý những sản phẩm được làm thủ công.

Một sản phẩm từ lanh hoàn thiện phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ trồng lanh mấy tháng, thu hoạch, sau đấy trải qua tách sợi lanh, đun qua nước tro, nối, se cuộn, se sợi, dệt vải, nhuộm tràm, vẽ sáp ong, giặt, nhuộm, nấu nước sôi cho bong sáp ong, lăn qua đá tạo độ bóng, may thành sản phẩm…vv và vv.

Các bạn quan tâm tới thời trang, hoặc trang phục thổ cẩm sẽ thích điểm đến này!

Người phụ nữ Mông đang se sợi lanh, sau đấy cô sẽ cho vào luộc trong chảo nước tro để sợi lanh chuyển thành màu trắng, rồi đen se sợi, dệt vải, vẽ sáp ong, nhuộm tràm, may váy áo… Để làm ra một sản phẩm người phụ nữ Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn! Vì lý do đấy mà giá thành sản phẩm từ vải lanh luôn cao (vì được làm 100% thủ công).

Bữa tối tại nhà sàn người Tày

Hành trình kết thúc, chuyến xe đưa cả đoàn về lại thành phố, bên ngoài ô cửa kính là nhấp nhô sóng núi, từng lớp, từng mảng đan xen nhau. Đẹp! Mê hồn người!

Buổi tối cả đoàn ăn cơm trong một gia đình người Tày ở cách trung tâm Hà Giang không xa. Những món đặc sản ngon nhất được bày ra, anh em tay bắt mặt mừng, uống chén cảm ơn nhau vì một chuyến đi nhiều bài học hay. Cô chủ nhà cũng lên góp  vui một điệu hát Then của người Tày. Ai cũng say, say vì cảnh đẹp, say vì tình người.

Cuối cùng, đáng lẽ khách sẽ chuẩn bị lên xe khách,

 

Thông tin tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm

  • Kiểu tour: ghép đoàn
  • Khởi hành hàng ngày, tour mở 4 mùa quanh năm
  • Phương tiện: ô tô 16 – 29 chỗ
  • Thời gian: 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà Giang (2 ngày 3 đêm tính từ bến xe Mỹ Đình, Hà Nội)
  • Chi phí: 2.300.000VNĐ (chưa bao gồm 400,000VNĐ tiền vé xe Hà Nội – Hà Giang) với tour không có trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế
  • Chi phí 2.500.000VNĐ (chưa bao gồm xe khách Hà Nội – Hà Giang) với tour có trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế.

Tour này dành cho ai?

  • Người chưa từng đi du lịch Hà Giang / Hoặc đã từng đi tự túc muốn trải nghiệm theo cách khác
  • Khả năng lái xe máy kém muốn đảm bảo an toàn trên đường
  • Eo hẹp về thời gian: chỉ nghỉ được 2 ngày
  • Người cao tuổi
  • Muốn tiết kiệm chi phí

Tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm bao gồm những gì

  • Ngủ tiêu chuẩn 2 người / phòng tại Đồng Văn lẻ ngủ 3
  • Phòng nghỉ tạm buổi sáng tại Hà Giang
  • Các bữa ăn theo chương trình ( 2 bữa ăn sáng: 35k/bữa , 4 bữa ăn chính; 120k/bữa)
  • Xe 16, 29 chỗ suốt tuyến
  • Vé tham quan các điểm.
  • Hướng dẫn viên theo suốt tuyến.
  • Nước uông trên xe tiêu chuẩn người/chai/ngày
  • Bảo hiểm du lịch mức 20.000.000 VNĐ/người/vụ

Dịch vụ không bao gồm:

  • VAT
  • Xe giường nằm khứ hồi
  • Giấy phép vùng biên cho người nước ngoài ( 10$ – Bắt buộc)
  • Đồ uống (rượu, bia), giặt là, điện thoại, bệnh viện  và các chi phí cá nhân khác.
  • Tiền TIP  cho HDV và lái xe.
  • Phụ phí phòng đơn 250.000 VNĐ

5 điều mình thích khi đi tour ghép Hà Giang

  1. Không phải tự lái xe, có thời gian ngắm cảnh, khỏe hơn đi tự túc
  2. Có hướng dẫn viên thuyết minh, tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích
  3. Quán ăn trên đường đồ ăn cực kỳ ngon vì đơn vị lữ hành biết địa điểm ăn ngon
  4. Không phải tự mày mò tìm hiểu, chỉ việc lên xe đi, quan sát, lắng nghe và cảm nhận
  5. Lái xe, hướng dẫn viên người bản địa, chu đáo, chăm sóc khách tốt

So sánh giữa tour ghép Hà Giang và đi tự túc?

Đi du lịch Hà Giang tự túc

Ưu điểm: tự do, thoải mái, tiết kiệm hơn nếu đi bằng xe máy. Bạn có thể đặt vé tại 1900 6772 lên Hà Giang rồi tiếp tục thuê xe máy đi ngao du,

Nhược điểm:

  • Bạn cần biết lái xe máy
  • Đường Hà Giang nhiều đèo dốc khó đi.
  • Đường dài cần sức khỏe tốt.
  • Chi phí không chênh nhau nhiều

Đi du lịch Hà Giang theo tour ghép

Ưu điểm:

  • Chi phí hợp lý
  • Có hướng dẫn thuyết minh, dễ dàng cho việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa
  • Chỉ việc ngồi trên xe ngắm cảnh
  • Thông tin cô đọng, súc tích
  • Cơ hội quen bạn bè mới cùng đoàn

Nhược điểm:

  • Người say xe sẽ vất vả vì đường nhiều đèo dốc
  • Đi theo lịch trình có sẵn
  • Ghép đoàn cùng người lạ

Nếu đi để trải nghiệm, quan sát, tìm hiểu bạn nên đi theo dạng tour ghép như hành trình bên trên của Megabus. Để có thể tìm hiểu được những thông tin mà đi du lịch tự túc khó có thể mang lại.

Nếu đi để khám phá, thích tự do, tự tin vào tay lái của mình bạn có thể tự thuê xe máy đi.

Những điều “không nên” làm khi đi du lịch Hà Giang

  • Không nên cho trẻ em kẹo, tiền – Nên tổ chức chương trình từ thiện có quy mô và trao tặng ở nhà trường. Tránh tình trạng trẻ em nghỉ học ở nhà xin kẹo.
  • Không nên mua quà của trẻ em.
  • Hỏi trước khi chụp hình người dân
  • Không xả rác bừa bãi
  • Không nên ăn mặc hở hang – Nên mang giày thể thao, quần áo gọn gàng khi đi du lịch Hà Giang.
  • Tự ý vào nhà người dân mà chưa xin phép – Nên tôn trọng phong tục tập quán địa phương.

Các tour du lịch khác ở Hà Giang

Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm

Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm thường có ít người đi hơn tour 2 ngày 1 đêm, thường vì lý do thời gian. Với tour 3 ngày 2 đêm vẫn giữ lịch trình 2 ngày đầu như trên. Ngày thứ 3 bạn sẽ đi bộ dọc vách đá trắng Mã Pí Lèng, và thuyền trên sông Nho Quế tham quan hẻm vực Tu Sản, sau đấy tiếp tục đi làng dệt Lùng Tám và trở lại thành phố Hà Giang như lịch trình tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm.

Tour 2 ngày 1 đêm bằng xe máy

Ở cung Đồng Văn, ngoài tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm bằng xe ô tô, bạn có thể đi tour 2 ngày 1 đêm bằng xe máy. Chi tiết liên hệ : Ms . Hoa 084 665 6650

 

error: Vui lòng đừng copy, chúng tôi đã nỗ lực mới có được bài viết này
Megabus.vn | Hệ thống đặt vé xe Limousine và xe giường nằm cao cấp | 1900 6772
Logo